Trang phục cưới truyền thống của Cô dâu Á Đông

Ở mỗi nền văn hóa lại có phong tục tổ chức cưới riêng. Và nét riêng của nền văn hóa được phán ánh rất rõ trên trang phục cưới của cô dâu
 Dù thế nào, Lễ cưới vẫn là ngày mà ai cũng hạnh phúc chờ đợi. Tuy nhiên, ở mỗi nền văn hóa lại có phong tục tổ chức cưới riêng. Và nét riêng của nền văn hóa được phán ánh rất rõ trên trang phục cưới của cô dâu. Mặc dù, thời trang cưới Phương Tây đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các Châu lục khác, nhưng rất nhiều cô dâu ở Châu Á vẫn còn muốn giữ trang phục truyền thống của họ trong ngày cưới của mình. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn trang phục cưới của các cô dâu ở năm nước Châu Á nổi bật nhất
Trung Quốc
Ở miền bắc Trung Quốc, váy cưới truyền thống có tên gọi là Qi Pao, đó là một chiếc váy liền được thêu rất tinh xảo với các trang trí màu vàng và bạc.  Các cô dâu ở miền nam Trung Quốc có váy cưới truyền thống hai thân, được gọi là Cheongsam, cũng được thêu và thường bằng các họa tiết như chim phượng hoàng hay rồng vàng. Rồng và phượng hoàng là biểu tượng của sự cân bằng sức mạnh của nam và nữ. Rất nhiều váy cưới có sắc đỏ vì màu đỏ được xem là màu mang lại sự may mắn và có thể xua đuổi tà ma.  Trong lễ cưới Trung Quốc hiện đại, hiếm khi thấy phụ nữ Trung Quốc mặc váy cưới màu trắng truyền thống của phương Tây. Bởi vì màu trắng là màu của cái chết, quan niệm này ảnh hưởng mạnh mẽ lên các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Trong lễ cưới hiện đại, hiếm khi cô dâu thay đổi trang phục tới 3 lần hoặc hơn trong một buổi tối. Nhiều váy hơn có nghĩa là gia đình đó nổi tiếng hơn. Chú rể vẫn mặc trang phục lễ nghi bình thường, có trang trí hơn một chút, nhưng không mặc màu đỏ. Chú rẻ thường mặc trang phục màu đen hoặc màu xám, hoặc mặc trang phục nghi lễ của họ. Đây là một khía cạnh rất giống với các nền văn hóa phương Tây.

Nhật Bản
Ở Nhật Bản, cô dâu sẽ mặc trang phục cưới Nhật truyền thống – Kimono trắng có tên gọi là Shiro – maku. Kimono màu trắng này mặc trong lễ cưới và trong các lễ khác sẽ mặc kimono có nhiều màu sắc hơn. Cô dâu cũng mang một mũ cưới chùm đầu để biểu thị sự thanh than và kiên nhẫn. Các cô dâu Nhật mang theo một ví tiền nhỏ (hakoseko), một con dao có vỏ bọc (kaiken) và một cái quạt truyền thống nhật bản ở dải lưng

Việt Nam
Cô dâu Việt Nam mặc áo dài đỏ (hoặc màu hồng tươi) và màu vàng, được thêu với các hoa văn vàng tươi biểu tượng của hạnh phúc và thịnh vượng. Một chiếc áo choàng bên ngoài tạo nên một phong cách nghi lễ. Cổ áo, cổ tay áo hoặc lưng áo được trang trí bằng tên của cặp uyên ương hoặc bằng những hình ảnh của tình yêu. Cô dâu mang một chiếc mũ cuốn thường được làm bằng cách đan kết các tấm mỏng. Cô dâu Việt Nam thường thay đổi trang phục của mình trong suốt lễ cưới.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, váy cưới truyền thống của cô dâu là Sari, thường bằng màu đỏ để tránh tà ma. Đối với các gia đình giàu có, áo Sari được thêu bằng chỉ vàng và đá quý. Một số cô dâu Ấn Độ lại mặc váy dài đỏ có tên gọi là Lengha được thêu thùa lộng lẫy mặc cùng với một chiếc áo choàng ngắn (cũng được thêu). Cô dâu Ấn Độ truyền thống có mang một tấm khăn che phù hợp với áo choàng của họ.

Hàn Quốc
Áo cưới truyền thống Hàn Quốc gồm một áo choàng màu vàng được thêu công phu và một chiếc váy đỏ phân thành nhiều lớp là biểu tượng của niềm vui và cuộc sống. Chiếc áo choàng ngắn có ống tay trang trí được gọi là Chogori. Nó có 2 dải ruy băng dài để thắt nơ, gọi là Otkorum (cà vạt truyền thống thường thấy trong cách ăn mặc của người Hàn Quốc). Một váy dài, hay gọi là Chima, có eo cao và bao trùm quanh cơ thể. Cô dâu mang dày hình thuyền làm bằng lụa.
Lên đầu trang